Trong thập kỷ qua, nền kinh tế tuần hoàn đã bắt đầu được đẩy mạnh trên phạm vi toàn cầu bởi đáp ứng được mục tiêu kép phát triển kinh tế song song giảm phát thải các chất ô nhiễm, giảm lãng phí tài nguyên môi trường và hạn chế biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, chỉ khi sử dụng những kết quả nghiên cứu công nghệ tiến bộ nhất, chúng ta mới có thể triển khai kinh tế tuần hoàn một cách tối ưu và tiết kiệm nhất. Một trong số các công nghệ tiên tiến đó chính là công nghệ IoT (Internet vạn vật).
Hiểu như thế nào về Internet vạn vật?
Internet vạn vật (IoT) là mạng kết nối các đồ vật và thiết bị thông qua cảm biến, phần mềm và các công nghệ khác, cho phép các đồ vật và thiết bị thu thập và trao đổi dữ liệu với nhau. Internet vạn vật lan tỏa lợi ích của mạng internet tới mọi đồ vật được kết nối, chứ không chỉ dừng lại ở phạm vi một chiếc máy tính.
Vậy cụ thể hơn, IoT sẽ giúp thúc đẩy kinh tế tuần hoàn như thế nào?
Trong lĩnh vực sản xuất, công nghệ IoT hiện đã sử dụng nhằm mục tiêu cải thiện tính hiệu quả, phát hiện và ngăn chặn các vấn đề trước khi chúng xảy ra và duy trì dây chuyền sản xuất từ xa. Giám sát từ xa đang trở nên phổ biến với các nhà máy sản xuất đang tìm cách cải thiện trải nghiệm khách hàng nhằm xây dựng lòng trung thành với thương hiệu.
Ví dụ như một công ty bán và sản xuất thiết bị. Họ lắp đặt các thiết bị cảm biến trong khâu sản xuất để phát hiện sự thay đổi áp suất, mức chất lỏng và các thông số khác; hỗ trợ và thông báo cho doanh nghiệp trước khi sự cố có thể xảy ra. Họ cũng có thể nhận được thông báo để nhận thấy thiết bị có đang được sử dụng/ lắp đặt đúng cách hay không đúng cách hoặc cần phải làm sạch thiết bị thường xuyên hơn, v.v. để kéo dài tuổi thọ của thiết bị.
Các nền tảng IoT sẽ có thể hỗ trợ doanh nghiệp thu thập dữ liệu từ các cảm biến trên tất cả các loại sản phẩm, từ đó đọc báo cáo phân tích để hiểu được:
- Làm thế nào thiết kế và sản xuất sản phẩm phù hợp với các mục tiêu bền vững hơn
- Làm thế nào quy trình sản xuất được tối ưu, cắt giảm lãng phí nguồn nước cũng như các vật liệu khác phục vụ sản xuất
- Theo dõi bất kỳ lỗi hỏng hóc nào của sản phẩm trong quá trình khách hàng sử dụng và ngăn ngừa các vấn đề trước khi chúng xảy ra. Ví dụ một tin nhắn cho khách hàng có thể cảnh báo họ về việc bảo trì, sửa chữa thiết bị đang gặp sự cố được thông báo từ hệ thống IoT.
- Theo dõi thời hạn sử dụng của sản phẩm và thu hồi sản phẩm đó để sử dụng lại nếu thích hợp.
- …
Trong tương lai xa hơn, việc sử dụng kính thực tế ảo sẽ còn tăng hiệu quả của IoT hơn nữa, khi mà kỹ sư từ nhà máy trung tâm có thể nhìn thấy lỗi hỏng hóc một cách trực quan hơn và phát tín hiệu hỗ trợ sửa lỗi từ xa cho các kỹ sư, nhân viên sửa chữa tại địa phương.
Với những công dụng này, công nghệ IoT sẽ giúp cho người tiêu dùng sử dụng sản phẩm lâu hơn, kéo dài vòng đời sản phẩm, doanh nghiệp cũng từ đó áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn một cách thuận lợi hơn, tiết kiệm chi phí không đáng có cho việc sửa chữa và thu mua sản xuất tài nguyên mới.
Thậm chí, với các công ty chuyên sản xuất, việc áp dụng IoT như một phần mô hình kinh tế tuần hoàn tạo nên cơ hội lấn sân sang lĩnh vực bán lẻ cho doanh nghiệp, khi họ có thể tương tác và phản hồi các lỗi thiết bị cho người tiêu dùng một cách trực tiếp và nhanh chóng.
Sáng tạo cùng công nghệ để đẩy mạnh kinh tế tuần hoàn cũng chính là sáng tạo để mang doanh nghiệp bạn trở nên luôn mới trong mắt khách hàng. Các doanh nghiệp và nhà khởi nghiệp nghĩ sao về điều này?
Nguồn: Technative
—
Thông tin thêm:
Công nghệ Blockchain sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế tuần hoàn như thế nào? Xin mời các doanh nghiệp quan tâm đăng ký tham gia Khóa đào tạo Xây dựng năng lực kinh tế tuần hoàn cho doanh nghiệp tại Tp. HCM, Thừa Thiên Huế, Hà Nội để được nghe các chuyên gia chia sẻ về nội dung này.
✅ Khoá đào tạo Xây dựng năng lực kinh tế tuần hoàn cho doanh nghiệp tại miền Nam được triển khai bởi Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế tuần hoàn (ICED)
Thời gian: Từ ngày 22 đến ngày 24/06/2022
Địa điểm: 55B Nguyễn Thị Minh Khai, phường Bến Nghé, Quận 1 (Business coffee)
Liên hệ: 0905259597 (A. Minh), Email: lbn.minh@iced.org.vn
Link đăng ký: https://bit.ly/CEbootcampinHCM
✅ Khoá đào tạo Xây dựng năng lực kinh tế tuần hoàn cho doanh nghiệp tại miền Nam được triển khai bởi Trung tâm Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo Thừa Thiên Huế (Hue Innovation Hub)
Thời gian: Từ ngày 27 đến ngày 29/6/2022 (03 ngày)
Địa điểm: Hue Riverside Resort – số 588 Bùi Thị Xuân, phường Thủy Biều, Tp Huế.
Liên hệ: 0935 775 390 (A.Hải), Email: haicao@hueids.vn
Link đăng ký: https://bit.ly/bootcampCEinHue
✅ Khoá đào tạo Xây dựng năng lực kinh tế tuần hoàn cho doanh nghiệp tại miền Bắc được triển khai bởi Viện Chính sách kinh tế môi trường (EEPI) thuộc Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam
Thời gian: Từ ngày 30/6 đến ngày 2/7/2022
Địa điểm: Phòng họp tầng 1, Cung Trí thức thành phố Hà Nội, số 1 Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội
Liên hệ: 0917396656 (A. Dương). Email: viencsktmt@gmail.com.
Link đăng ký: https://bit.ly/bootcampCEinHN
Các khóa đào tạo thuộc chương trình Tăng cường năng lực về kinh tế tuần hoàn cho các doanh nghiệp ở Việt Nam (#CECapacityBuilding)